Rác thải từ điện thoại ngày một lớn
Dự kiến trong năm 2014 này sẽ có hơn 1 tỷ chiếc điện thoại được sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới. Trung bình mỗi năm sẽ có một lượng lớn điện thoại được tạo ra và gia tăng qua các năm. Khi những sản phẩm mới được sản xuất có nghĩa là rất nhiều điện thoại cũ bị vứt bỏ và trở thành rác thải.
Trong tương lại gần các hãng điện thoại đặc biệt là nhiều hãng mới nổi từ Trung Quốc sẽ tập trung vào các dòng điện thoại di động giá rẻ. Việc tập trung vào dòng giá rẻ sẽ tăng số lượng điện thoại được tạo ra và rác điện thoai mỗi năm sẽ tăng theo cấp số cộng.
Theo một đề tài nghiên cứu thói quen sử dụng và thay đổi điện thoại của người dùng tại các siêu thị như thế giới điện thoại di đông, FPT... cho thấy có tới hơn 60% số người hiện tại ở VN sử dụng 1 điện thoại duy nhất vào gần 30% số người sở hữu từ 2 chiếc điện thoại trở lên. Số người không sử dụng điện thoại hiện nay chiếm một tỷ lệ khá nhỏ chỉ ở mức dưới 4%.
Với sự bùng nổ của điện thoại thông minh hay smartphone số người chuyển từ điện thoại cơ bản sang sử dụng smartphone cũng ngày một tăng. Mức tăng này trong 2 năm đã lên tới 30% trong năm 2014. Tính ra thời gian trung bình để một người sử dụng điện thoại chỉ rơi vào khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm. Sau đó họ sẽ bán hoặc bỏ đi các điện thoại cũ. Hầu như số người sử dụng điện thoại ở Việt Nam có thói quen hay đổi điện thoại mới.
Theo dòng phát triển của điện thoại di động, sự bùng nổ từ các hãng sản xuất điện thoại khiến cho điện thoại ngày một đa dạng về mẫu mã và cấu hình. Người dùng có xu hướng thay đổi điện thoại ngày một nhanh hơn. Và mức độ rác thải phát tán do điện thoại ngày một lớn. Các thành phần có trong điện thoại như vi mạch điện tử sẽ là mối nguy hại lớn với môi trường nếu không được sử lý đúng.
Mức độ độc hại
Nếu như khung điện thoại hay các thiết bị ốc vít có thể được dùng để tái sử dụng. Những sản phẩm khác như vỏ nhựa pin, bàng mạch khi hỏng sẽ không thể tái sử dụng và được loại bỏ phần lớn ra môi trường. Trong bảng mạch của điện thoại có chưa rất nhiều nguyên tố kim loại nặng, các thành phần đất hiếm được sử dụng trong quá trình sản xuất điện thoại. Đây đều là những nhân tố gây độc hại cho môi trường, gây ô nhiễm nguồn đất cũng như nguồn nước.
Pin điện thoại lại là một linh kiện dễ bị thay thế và vứt bỏ nhất. Trong các pin điện thoại đời cũ có chứa nhiều nguyên tố cadimi, chì, thủy ngân đây là các kim loại nếu bị xâm nhập vào nguồn nước sẽ gây ra nguy cơ nhiễm độc lớn.
Một bộ phân của điện thoại nữa cũng chứa nhiều thành phần độc hại là màn hình. Với việc người dùng chuyển sang dùng smartphone ngày càng nhiều thì các mối nguy hại từ đây cũng ngày một lớn. Bởi các dòng điện thoại smartphone ngày này chủ yếu dùng màn hình cảm ứng mà không có phím cứng. Kích thước màn hình ngày một tăng và khi thay thế màn hình thì cũng không thể tái sử dụng mà bị thải ra ngoài môi trường. Trong màn hình có chứa nhiều thành phần là thủy ngân vốn rất độc với con người.
Sử lý rác từ điện thoại
Hiện nay các công ty, tập đoàn về công nghệ đang có sự đầu tư lớn vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện thoại khiến cho nguy cơ rác thải từ đây cũng ngày một cao hơn. Việc để các chất thải từ ngành công nghiệp điện thoại xâm nhập vào đất đai, cây trồng hay nguồn nước là cực kỳ nguy hại.
Nhiều cơ sở sản xuất thu gom các phần bỏ đi từ điện thoại để tái chế. Nhưng quá trình lại phải sử dụng rất nhiều hóa chất khác nhằm tách được các kim loại cần thiết ra. Một trong những chất được một số cơ sở lấy ra là thành phần vàng, việc tách vàng họ có thể dùng tới thủy ngân để hòa tan vàng sau đó dùng các biện pháp khác để tách vàng trở lại. Quá trình này lại phát tán nhiều chất độc hại khác vào trong môi trường.
Theo đánh giá từ viện kỹ thuật nhiệt đới & bảo vệ mội trường hiện chúng ta chưa thể kiểm soát được các chất thải rắn độc hại đang ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam thì được vứt bỏ rất tùy tiện và nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao. Với các nước tiên tiến các chất thải rắn từ điện thoại sẽ được thu mua lại và sử lý thì ở nước ta chủ yếu là đưa trực tiếp ra môi trường qua các bãi rác.
Hiện pin điện thoại vẫn là rác thải gây nguy hiểm cao do số lượng lớn được thải ra môi trường và có chứa nhiều thành phần gây độc hại và ô nhiễm môi trường. Việc ô nhiễm các kim loại nặng vào nguồn nước sẽ dẫn tới những nguy hại cực lớn về sức khỏe cho người dân.
Trong tương lai chúng ta cũng cần phải xây dựng những cơ sở tái chế công nghệ cao để tái chế các rác thải cao cấp từ ngành công nghệ cao như máy tính điên thoại hay các thiết bị điện tử khác nhằm giảm thiểu sự ảnh hướng đối với môi trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét